Lịch sử Đắk_Lắk

Đắk Lắk (còn ghi theo tiếng Pháp là Darlac) được thành lập theo nghị định ngày 22 tháng 11 năm 1904 của Toàn quyền Đông Dương.

Từ DAK có những từ tương đồng như Dar, đạ, đà. Các từ này tương ứng với các từ chỉ nơi chốn như Đà Nẵng, Đà Lạt, Đạ Tẻn, Đak Hà....v.v....Từ Dak=Dar = Đạ = Đà có nghĩa như một vùng lãnh thổ xuất hiện trong vùng đất của quốc gia Chăm Pa cổ xưa. Ngoài ra từ (Dar = dak = Đạ = Đà) cũng có nghĩa là nước, nhưng nó không ám chỉ nước để uống hay sinh hoạt, đó là cái nhìn thực dụng của những người nghiên cứu không có chuyên môn. Nước ở đây là nói về một đất nước, vùng lãnh thổ, một dạng tiểu bang. Trong các nghiên cứu về Chăm Pa, một số nhận định của các nhà nghiên cứu cũng cho rằng Champa quản lí đất nước giống như các tiểu bang thời nay ở nước ngoài.

Từ LAK có từ tương đồng LAC. Theo các già làng ở vùng cao nguyên cũng cho rằng từ LAC là phiên âm của từ LẠCH. Theo dân gian thì người Lạch là các nhà buôn và trao đổi hàng hóa gốm xứ ở vùng cao nguyên (thương gia người dân tộc Lạch) trong thời Chăm Pa cổ. Các sử thi như sử thi Đăm Săn cũng nói về người Lạch.

Từ DAKLAK hay DARLAC hoặc ĐẠ LẠCH ý nói như vùng đất hay địa bàn mà người Lạch hay trao đổi hàng hóa tại đây.

Các công sứ Pháp từ 1900 - 1930 là:

  1. Leon Bourgeois (1899 - 1904)[12]
  2. Charles J. Bardin (1904 - 1905)
  3. Henri Besnard (1905[13] - 1909)
  4. Antoine G. Groslier (1909 - 1912)
  5. Louis Cottez (1912 - 1913)
  6. Leopold Sabatier (1913 - 1925[14][15])
  7. Paul E. Giran (1925 - 1931[16])
  8. Desteney (1931 - 1934; về sau làm Công sứ tỉnh Thừa Thiên[17])
  9. Henri Gerbinis (1935 - 1938)[18]....

Đến ngày 9 tháng 2 năm 1913 thì tỉnh này trở thành một đại lý hành chính trực thuộc tỉnh Kon Tum được thành lập cùng ngày. Mãi đến ngày 2 tháng 7 năm 1923 tỉnh Đăk Lăk mới được thành lập lại. Lúc mới thành lập, Đắk Lắk chưa chia huyện, tổng mà chỉ có đơn vị làng (còn gọi là buôn hay bon), người Ê Đê có 151 làng, người Bih có 24 làng, người Gia Rai có 11 làng, người Krung có 28 làng, người M'dhur có 120 làng, người M'Nông có 117 làng, người Xiêm có 1 làng. Năm 1931, trong cuộc cải cách hành chính toàn Đông Dương, tỉnh Đắk Lắk được chia làm 5 quận, gồm có Ban Mê Thuột, Buôn Hồ, Đăk Song, LắkM'Đrăk, dưới có 440 làng.

Ngày 15 tháng 4 năm 1950, Bảo Đại ban hành Dụ số 6 đặt Cao nguyên Trung phần, trong đó có Đắk Lắk, làm Hoàng triều Cương thổ, có quy chế cai trị riêng.

Nghị định số 356-BNV/HC/NĐ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ngày 2 tháng 7 năm 1958 ấn định tỉnh Đắk Lắk (được ghi là Darlac) có 5 quận, 21 tổng và 77 xã. Trong đó, Quận Ban Mê Thuột có 4 tổng, Quận Lạc Thiện (đổi tên từ quận Lăk) có 7 tổng, Quận M'Đrak có 4 tổng, Quận Đak Song có 2 tổng và Quận Buôn Hồ có 4 tổng.

Ngày 23 tháng 1 năm 1959, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 24/NV, tách gần như toàn bộ quận Đak Song của tỉnh Darlac, lập ra tỉnh Quảng Đức. Như vậy tỉnh Darlac còn lại 4 quận. Sau đó quận M'Đrak lại bị xé lẻ, một phần nhập vào tỉnh Khánh Hòa. Tháng 12 năm 1960, Chính phủ cách mạng chính thức thành lập tỉnh Quảng Đức dựa trên sự phân chia ranh giới của địch, lấy mật danh là B4.

Ngày 20 tháng 12 năm 1963, lập thêm một quận mới tên là Phước An, quận lỵ đặt tại Phước Trạch, đến ngày 1 tháng 9 năm 1965 chuyển về Thuận Hiếu. Sau này lại bỏ cấp tổng, nên chỉ còn cấp quận (4 quận) và xã.

Dân số tỉnh Darlac 1967[19]
QuậnDân số
Ban Mê Thuột95.664
Buôn Hồ31.527
Lạc Thiện19.456
Phước An10.887
Tổng số157.534

Tỉnh Đắk Lắk của nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976 hình thành từ hai tỉnh DarlacQuảng Đức, có diện tích lớn thứ hai Việt Nam sau tỉnh Gia Lai - Kon Tum, gồm thị xã Buôn Ma Thuột và 6 huyện: Đăk Mil, Đăk Nông, Krông Búk, Krông Nô, Krông Pắk, Lắk. Tỉnh chỉ lớn nhất nước khi tỉnh Gia Lai - Kon Tum tách làm đôi, khi đó Đắk Lắk diện tích 19.800 km². Số huyện tăng dần cho đến 18 huyện.

Ngày 30 tháng 8 năm 1977, chia huyện Krông Búk thành 2 huyện: Krông BúkEa Súp; chia huyện Krông Pắk thành 2 huyện: Krông PắkM'Đrăk.[20]

Ngày 3 tháng 4 năm 1980, chia huyện Krông Búk thành 2 huyện: Krông Búk và Ea H'leo.[21]

Ngày 19 tháng 9 năm 1981, thành lập huyện Krông Ana trên cơ sở tách ra từ huyện Krông Pắk và thị xã Buôn Ma Thuột; chia huyện Krông Pắk thành 2 huyện: Krông Pắk và Krông Bông.[22]

Ngày 23 tháng 1 năm 1984, chia huyện Ea Súp thành 2 huyện: Ea SúpCư M'gar.[23]

Ngày 22 tháng 2 năm 1986, chia huyện Đắk Nông thành 2 huyện: Đắk NôngĐắk R'lấp.[24]

Ngày 13 tháng 9 năm 1986, thành lập huyện Ea Kar trên cơ sở tách ra từ 2 huyện Krông PắkM'Đrăk.[25]

Ngày 9 tháng 11 năm 1987, chia huyện Krông Búk thành 2 huyện: Krông BúkKrông Năng.

Ngày 19 tháng 6 năm 1990, thành lập huyện Cư Jút trên cơ sở tách ra từ huyện Đắk Milthị xã Buôn Ma Thuột.[26]

Ngày 21 tháng 1 năm 1995, chuyển thị xã Buôn Ma Thuột thành thành phố Buôn Ma Thuột.[27]

Ngày 7 tháng 10 năm 1995, chia huyện Ea Súp thành 2 huyện: Ea SúpBuôn Đôn.[28]

Ngày 21 tháng 6 năm 2001, thành lập huyện Đắk Song trên cơ sở tách ra từ 2 huyện Đắk NôngĐắk Mil.[29]

Đến cuối năm 2002, tỉnh Đắk Lắk có tỉnh lị là thành phố Buôn Ma Thuột và 18 huyện: Buôn Đôn, Cư Jút, Cư M'gar, Đắk Mil, Đắk Nông, Đắk R'Lấp, Đắk Song, Ea H'leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Ana, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Krông Nô, Krông Pắk, Lắk, M'Đrắk.

Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội ra Nghị quyết số 22/2003/QH.11[30], tỉnh Đăk Lăk tách thành hai tỉnh mới là Đăk LăkĐăk Nông, nên số huyện giảm xuống còn 12[31]:

Ngày 28 tháng 2 năm 2005, thành phố Buôn Ma Thuột được công nhận là đô thị loại II.[32]

Ngày 27 tháng 8 năm 2007, chia huyện Krông Ana thành 2 huyện: Krông AnaCư Kuin.[33]

Ngày 23 tháng 12 năm 2008, thành lập thị xã Buôn Hồ trên cơ sở tách ra từ huyện Krông Búk.[34]

Tỉnh Đắk Lắk có 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện như ngày nay.

Ngày 9 tháng 2 năm 2010, thành phố Buôn Ma Thuột được công nhận là là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đắk Lắk.[35]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đắk_Lắk http://www.lehoicaphe.com/gioi-thieu-le-hoi-ca-phe... http://sealang.net/monkhmer/dictionary //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://clv-triangle.vn/portal/page/portal/clv_vn/8... http://www.laodong.com.vn/Home/vanhoa/2007/3/28909... http://www.nhandan.com.vn/khoahoc/moi-truong/item/... http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/gap-rut-xac-d... http://daklak.gov.vn/portal/page/portal/daklak/dak... http://www.daklak.gov.vn/